Ca sĩ Bảo Thy khoe mẹo đơn giản giảm cân, về body thời con gái sau sinh
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."FPT hợp tác toàn diện với NVIDIA, cùng xây dựng nhà máy AI tại Việt Nam
Chiều ngày 11.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Văn Dũng (48 tuổi), Nguyễn Văn Vàng (30 tuổi), Trần Quốc Trung (33 tuổi) và khởi tố bị can, thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Danh Thị Hiếu (60 tuổi), Trần Quốc Cường (28 tuổi, tất cả cùng ngụ tại TP.Phú Quốc) để điều tra, xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng.Theo điều tra, tối ngày 12.12.2024, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Văn Vàng, Trần Quốc Trung, Trần Quốc Cường và Danh Thị Hiếu (mẹ ruột của Vàng) đang nhậu tại một nhà hàng ở khu phố 1, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc.Trong lúc uống bia, Danh Thị Hiếu cầm ly bia sang bàn bên cạnh để mời bia anh H.V.C và nhóm bạn đang nhậu. Trong cuộc trò chuyện có chút bỡn cợt gây hiểu nhầm nên Dũng và Cường đã đánh vào mặt H.V.C. Tiếp đó, Dũng tiếp tục quay sang đánh và đạp anh L.T.P là người ngồi cùng bàn với anh H.V.C, khiến anh L.T.P ngã ra đường.Trong lúc hỗn loạn, Danh Thị Hiếu lại quay sang đánh vào mặt Trần Quốc Trung thì bị Trung dùng ly thủy tinh đánh trúng đầu gây thương tích. Thấy mẹ mình bị đánh, Vàng lao vào ôm bà Hiếu ra ngoài, nhưng bị Trần Quốc Cường hiểu lầm, chạy đến đánh vào mặt Vàng. Vàng đánh trả và dùng ly thủy tinh ném về phía Cường. Sau đó, Trung tiếp tục đuổi theo Vàng ra ngoài đường đánh nhau cho đến khi được người dân can ngăn.Theo cơ quan điều tra, hành vi của các bị can đã gây náo loạn khu vực, khiến người dân và du khách hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng và hoạt động kinh doanh tại địa phương. Trong số các bị can bị khởi tố, bị can Phạm Văn Dũng có 5 tiền án về tội gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản.Hiện vụ việc được Công an TP. Phú Quốc điều tra, xử lý theo quy định.
Dừa ơi!
Giá cà phê Tây nguyên cũng tăng trở lại 1.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Đắk Nông và Đắk Lắk 101.000 đồng/kg, Gia Lai 100.600 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 100.500 đồng/kg.
Chiều 25.1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người (giảm 30 vụ, giảm 18 người chết, giảm 20 người bị thương so với năm 2024).Lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.855 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực giao thông đường bộ, tạm giữ 74 xe ô tô, 2.618 xe mô tô, 88 phương tiện khác, tước 344 giấy phép lái xe các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.106 trường hợp; vi phạm về tốc độ 1.808 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 16 trường hợp; quá khổ giới hạn 4 trường hợp; chở quá số người quy định 58 trường hợp; vi phạm ma túy 9 trường hợp...Trên đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7 trường hợp vi phạm, phạt tiền 45 triệu đồng; đường sắt đã kiểm tra phát hiện, xử lý lập biên bản 2 trường vi phạm, phạt tiền 1 triệu đồng.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày 27 tết Nguyên đán, tại TP.Hà Nội, TP.HCM và các địa phương giáp ranh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.Trước đó, trong ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, 31 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 26 người bị thương).Như vậy, tính đến nay, đã có 52 người chết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tôm cá trúng giá, nông dân không có hàng bán
Chính phủ vừa ra nghị quyết ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, một trong những chỉ tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2030 là chi tối thiểu 3% trong tổng chi ngân sách hằng năm và tăng dần theo yêu cầu cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đơn vị được giao chủ trì theo dõi, đánh giá mục tiêu này là Bộ Tài chính.Chương trình gồm 7 nhóm nhiệm vụ cụ thể, kèm theo các phụ lục chỉ tiêu và danh mục nhiệm vụ được giao cho các bộ ngành, địa phương. Trong số này có nhiều chỉ tiêu thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc dành nhiều hơn ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Chẳng hạn, đến năm 2030 kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP. Chỉ tiêu này được giao cho Bộ KH-CN chủ trì theo dõi, đánh giá.Với các nhiệm vụ cụ thể, Chính phủ cam kết khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Để thực hiện nhóm nhiệm vụ trên, Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định cải cách về cơ chế tài chính trong thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Đồng thời, đơn giản hóa tối đa hồ sơ, thủ tục quản lý sử dụng và thanh quyết toán đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển đổi số, giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng.